“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

“ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái ngày xưa ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất nước có trong miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trông tre đánh giặc

Tóc mẹ thì bối sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã giần sàn

Đất nước có từ ngày đó”

1. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Trong nền thơ ca hiện đại Nguyễn Khoa Điềm cũng khẳng định được tên tuổi của mình với một giọng điệu và cảm quan thơ ca khá ấn tượng. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thường viết về hình ảnh con người và đất nước trong gian lao và anh dũng. “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trích phần đầu chương V là một chương lớn trong bản trương ca “Mặt đường khát vọng”. Hành trình “ sẻ dọc trường sơn đi cứu nước” của thế hệ trẻ thời đại chống Mĩ là hành trình thống nhất đồng thời cũng là mở mang bờ cõi đất nước. Đất nước chỉ vẹn toàn to lớn khi thế hệ trẻ thời đại hôm nay ý thức sâu sắc về sức mạnh của mình để kiến tạo xây dựng phát triển đất nước. “Mặt đường khát vọng” thực chất là ước mơ khát vọng về sự nghiệp mở cõi của đất nước trong tương lai. Tư tưởng đất nước của nhân dân của ca dao thần thoại trở thành cảm hứng chủ đạo chi phối toàn tác phẩm. Đoạn thơ mở đầu chương đất nước nằm trong hệ thống tư tưởng của toàn bản trường ca. Toàn bộ ước mơ khát vọng của nhà thơ về sự nghiệp mở cõi của đất nước được gửi gắmmột cách trọn vẹn dưới cách nhìn văn hoá lịch sử về đất nước.

“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất nước có trong miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã giần sàng

Đất nước có từ ngày đó”

2.a. Đoạn thơ cúng như toàn bài nằm trong cấu trúc trữ tình chính luận. Tình yêu của tác giả về đất nước được chuyển hoá thành trí tuệ lí giải cắt nghĩa đất nước theo chiều dài lịch sử. Đất nước sinh thành và phát triển từ trong đời sống của nhân dân, nhân dân đã đem máu xương của mình để kiến tạo nên bờ cõi của đất nước, đất nước vận động và phát triển liên tục qua mọi thời đại.

b. Đất nước tồn tại vốn từ lẽ tự nhiên, tư tưởng này đã có trong truyền thống.

Nói như Lý Thường Kiệt “ rành rành định phận ở sách trời” hay Nguyễn Trãi “ núi sông bờ cõi đã chia, phong tục bắc nam cũng khác”. Nguyễn Khoa Điềm đã chuyển hoá thành thơ của mình

“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”

Khi chưa có con người đã có đất nước, dất nước được cấu tạo bởi hai nhân tố tự nhiên là đất và nước. Không ở đâu như đất nước Việt Nam luôn có sự hài hoà giữa đất và nước, chính sự hài hoà ấy đã nảy sinh ra sự sống. Tổ tiên người Việt được sin h ra từ hai nhân tố ấy.

Khi chưa có con người đất nước chỉ là cái vô tri vô giác, chỉ khi có sự xuất hiện của con người đất nước mới trở thành một sinh thể có linh hồn của nhân dân thổi vào đất nước qua những câu chuyện “ ngày xửa ngày xưa”. Ngày xửa ngày xưa là cõi thời gian thăm thẳm không xác định, không có những chuyện ngày xửa ngày xưa ấy thì không thấy được đất nước trong quá khứ. Con cháu của thời đại hôm nay hình dung được đất nước trong cõi thẳm xa xăm của sử thi thần thoại truyền thuyết cổ tích do cha ông ta để lại. Cha ông ta đã viết nên những trang sử đất nước qua những câu chuyện ngày xửa ngày xưa ấy.

c. Nguyễn Khoa Điềm đã tìm thấy những hình ảnh rất bình dị của đất nước gắn liền với đời sống nhân dân “miếng trầu, cây tre, tóc búi, gưng cay muối mặn, cái kèo,cái cột, hạt gạo”. Tất cả đều là sản phẩm do bàn tay của người nông dân làm ra và miếng trầu bây giờ bà ăn có cội nguồn rất sâu từ trong truyền thuyết trầu cau. Truyền thu. Truyền thuyết đã ghi lại một thứ tình yêu lớn của dân tộc đó là sự gắn bó nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại. Miếng trầu đã trở thành biểu tượng của văn hoá thiêng liêng một phần hồn thiêng của đất nước, miếng trầu cho đến bây giờ vẫn còn là thuần phong mĩ tục đưa đất nước vào tình yêu bất diệc. Hình ảnh cây tre xuất xứ từ truyền thuyết Thánh Gióng. Thánh Gióng là anh hùng của nhân dân, đánh giăc cho dân. Đấy là thời buổi huy hoàng nhất của đất nước mở ra truyền thống đánh giặc bốn nghìn năm. Cây tre đi suốt hành trình kháng chiến của dân tộc, mang vóc dáng hiên ngang của con người Việt Nam. Bình dị hơn nữa là những hình ảnh biểu hiện trong dáng hình, tính cách, tâm hồn của mỗi con người, cụ thể trong đời sống hàng ngày một mái tóc bới của mẹ cũng là dáng hình của đất nước. Ông cha ta đã từng đánh giặc Tàu để được tóc bới răng đen tránh sự đông hoa của kẻ thù. Câu thơ “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối măn”  được Nguyễn Khoa Điềm lấy từ trong ca dao

“Tay nâng dĩa muối chén gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng xa nhau”

Giữa gưng cay và muối mặn là một đối lập, trong cái cay đắng có cái mặn mà. Cay đắng như là một thử thách mưói thấy hết cái mặn mà của lòng chung htu mưói thấy hết cái mặn mà của lòng chung thuỷ. Đấy là đạo lý muôn thuở trong cuộc sống gia đình của con người Việt Nam.

Mấy câu thơ:

“Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã giần sàng”

Nguyễn Khoa Điềm diễn tả một cách đầy đủ cội nguồn của đất nước. Từ trong hang động tổ tiên ta bước ra cuộc sống bất chợt cái cây thành cái kèo cái cột làm nhà làm cửa, sáng tạo ra ngôn ngữ tiếng Việt để giâo tiếp thắt chặt mối quan hệ cộng đồng và sáng tạo ra nên văn minh lúa nước. Ngôn ngữ cùng với mồ hôi và nước mắt của cha ông suốt mấy nghìn năm lịch sử ấy là hồn của đất nước, là bản sắc của một dân tộc.

3.Tất cả những hình ảnh mang tính vật thể ở trên đều được chuyển hoá thành những yếu tố phi vật thể, cái hiện hữu vật chất được chuyển hoá thành những di sản văn hoá tinh thần thiêng liêng, yêu đất nước chính là yêu những cái bình dị ấy với ý thức giữ gìn tôn tạo bản sắc văn hoá cha ông để lại.

Bình luận về bài viết này